Sáng ngày 11/3, Ban Tổ chức Hội voi Buôn Đôn đã tổ chức Lễ cúng bến nước và Lễ cúng sức khỏe cho voi.
Voi chở du khách tham quan thắng cảnh Buôn Đôn
Voi là những nhân vật chính của Lễ hội. Theo phong tục, những chú voi tham gia Lễ hội sẽ được thực hiện nghi thức cúng sức khỏe. Việc cúng cầu sức khỏe cho voi rất được bà con coi trọng, thầy cúng được mời phải là thầy cúng giỏi, có uy tín. Với lễ vật gồm rượu cần, thịt, đầu và tiết heo đã được chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng khấn mời Yàng, Thần núi, Thần sông… về chứng kiến buổi lễ. Trong tiếng cồng chiêng rộn ràng, thầy cúng hỏi tên từng chú voi, trao đầu heo, sau đó bôi tiết, rượu cần lên đầu voi và đọc các lời khấn cầu xin Yàng và thần linh mang lại nhiều sức khỏe cho voi.
Thầy cúng làm lễ cúng sức khỏe cho voi
Từ bao đời nay, voi đã là hình ảnh đặc trưng, là biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên. Voi được săn bắt, thuần dưỡng bởi những Gru (dũng sĩ săn voi) dũng mãnh và gắn bó với con người như một người bạn lớn trong mỗi gia đình Mnông, Ê Đê… Voi được xem như là một thành viên trong gia đình đỡ đần, thay thế con người gánh vác những phần việc nặng nhọc. Lễ cúng sức khỏe cho voi cũng thể hiện lòng yêu thương quý trọng của con người đối với vật nuôi có giá trị, qua đó nhắn nhủ mọi người hãy chăm sóc và bảo vệ đàn voi.
Lễ cúng thần linh
Trước đó, Lễ cúng bến nước cũng đã được tổ chức nhằm tạ ơn thần nước đã cho gia đình và buôn làng nguồn nước sạch phục vụ đời sống, tạ ơn thần linh phù hộ cho dân làng được khỏe mạnh ... Đồng thời, cầu mong thần nước tiếp tục phù hộ cho dân làng năm sau được nhiều may mắn hơn.
Lễ cúng bến nước tại bến Bay Rong (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn)
Ngoài Lễ cúng bến nước và cúng sức khỏe cho voi, Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn còn phong phú với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: Lễ cúng thần linh; Liên hoan văn hóa Cồng chiêng, dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc và trình diễn trang phục truyền thống; Hội thi chế tác nhạc cụ, đan lát, dệt thổ cẩm các dân tộc và tạc tượng dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh đó là những hoạt động hấp dẫn của Hội voi Buôn Đôn năm 2019 như: Hội thi voi chạy; Hội thi voi đá bóng; Hội thi trang điểm cho voi; tái hiện cảnh săn bắt, thuần dưỡng voi rừng... Thông qua Lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc huyện Buôn Đôn nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Các nghệ nhân cồng chiêng và múa xoang trong buổi lễ
Đây là những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2019 và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019. Lễ hội sẽ chính thức khai mạc vào tối nay (11/3/2019) tại Trung tâm Lễ hội xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.
Ngọc Phú
- Ngày sách và văn hóa đọc năm 2025 tại trường THPT Trần Đại Nghĩa (20/04/2025, 17:15)
- Hội LHPN huyện Buôn Đôn trao vốn khởi nghiệp cho phụ nữ nghèo (20/04/2025, 16:58)
- Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 14 của Ban Thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam (khóa VII) (11/04/2025, 11:36)
- Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chính sách năm 2025 (10/04/2025, 17:35)
- Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH huyện Buôn Đôn tổ chức phiên họp quý II năm 2025 (07/04/2025, 15:24)
- Huyện Buôn Đôn: Phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và giải Việt dã huyện Buôn Đôn năm 2025 (28/03/2025, 15:11)
- Hội thảo lịch sử Đảng bộ xã Cuôr Knia giai đoạn 1978 – 2023 (28/03/2025, 10:06)
- Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Buôn Đôn tăng cường phối hợp xử lý nợ quá hạn (27/03/2025, 15:38)
- Hiệu quả từ hoạt động ủy thác giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Buôn Đôn năm 2024 (27/03/2025, 15:15)
- Huyện uỷ Buôn Đôn: Công bố các quyết định về tổ chức bộ máy, cán bộ (22/02/2025, 16:47)
- Huyện đoàn Buôn Đôn: Tổ chức Lễ ra quân Tháng Thanh niên năm 2025 (22/02/2025, 09:58)