Được thành lập theo Quyết định số 175, ngày 15/10/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách, trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Đắk Lắk. Trải qua 15 năm hoạt động, Ngân hàng CSXH huyện Buôn Đôn đã thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần tích cực trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Hình cán bộ Ngân hàng CSXH huyện giải ngân tại xã Tân Hòa
Với phương châm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà vì mục tiêu giảm nghèo, góp phần an sinh xã hội. 15 năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Buôn Đôn đã đồng hành cùng với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, giúp nhiều hộ vượt qua khó khăn để thoát nghèo, vươn lên thành hộ khá giả, hộ giàu. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng đã đạt hơn 254 tỷ đồng, tăng hơn 37 lần so với thời điểm mới thành lập. Đến ngày 30/9/2017, tổng dư nợ đạt gần 250 tỷ đồng. Từ 03 chương trình tín dụng chính sách ban đầu, đến nay Ngân hàng CSXH huyện đang thực hiện được 13 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi. Các chương trình đều được tổ chức thực hiện kịp thời, đúng chế độ. Tiền vốn được giao trực tiếp cho người thụ hưởng tại xã trước sự chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền và nhân dân, bảo đảm nguyên tắc quản lý công khai và dân chủ và minh bạch.
Đến nay, toàn huyện đã có 9.139 hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn. Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và sự giúp đỡ của các tổ chức hội, đoàn thể đã giúp trên 2.300 hộ thoát nghèo. Không chỉ giúp nhiều hộ nghèo vay vốn, 15 năm qua, Ngân hàng CSXH huyện còn góp phần tạo việc làm cho hơn 700 lao động phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống. Đến nay, tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm 230 triệu đồng, cho 11 hộ vay. Tạo điều kiện cho 811 hộ vay vốn cho HSSV, nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH các em đã có thể trang trải chi phí học tập và tiếp tục đi học. Các công trình nước sạch, công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn đã được hỗ trợ đầu tư về tận thôn, buôn . Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển số lượng đàn gia súc, gia cầm như bò, dê, tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm như tiêu, điều, cao su và các ngành nghề khác; đưa mục tiêu thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông nghiệp nông thôn ngày càng khởi sắc.
Nhằm giúp người dân sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi hiệu quả, 15 năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Buôn Đôn đã phối hợp cùng với các tổ chức hội, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền 7 xã tổ chức nhiều lớp tập huấn, trợ giúp kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách làm ăn để sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Kết quả là các hộ vay đã trả được nợ cho Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn và nhiều hộ đã thoát nghèo. Tính đến cuối tháng 9/2017, huyện Buôn Đôn có mức dư nợ quá hạn thấp nhất tỉnh với 0,12%. Hiện toàn huyện có tổng số 207 tổ tiết kiệm, với tổng số tiền hơn 7,3 tỷ đồng, đạt 91,7% so với kế hoạch năm 2017. Hàng năm số tiền tiết kiệm của các tổ điều tăng so với năm trước, tỷ lệ tăng bình quân từ 25 đến 30% đã góp phần tích cực vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Với mạng lưới 7 điểm giao dịch lưu động tại 7 xã, mô hình “Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại trụ sở UBND cấp xã” là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, đưa Ngân hàng và tín dụng chính sách đến gần với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo được tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, tiết giảm chi phí đi lại giao dịch cho người vay. Công tác quản lý nguồn vốn, phối kết hợp giữa ngân hàng với UBND các xã và các hội đoàn thể được thắt chặt, chất lượng hoạt động nâng cao, giảm dần nợ quá hạn, nhất là nợ quá hạn kéo dài nhiều năm trước. Hoạt động giao dịch được duy trì đầy đủ tại xã, giúp cho các tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn, tổ chức tốt điểm giao dịch, phát huy dân chủ cơ sở, việc quản lý nguồn vốn được hiệu quả.
Có thể nói các kênh tín dụng chính sách xã hội huyện Buôn Đôn đang dần phủ kín các nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội, hướng đến nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn, điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn.
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Buôn Đôn trong thời gian tới theo hướng ổn định, bền vững, đảm bảo thực hiện tốt các quy định, phát huy những kết quả đã đạt được trên cơ sở các chủ trương, chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Chính phủ, của ngành, đơn vị sẽ bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Buôn Đôn thực sự chuyển biến mạnh mẽ có hiệu quả, thúc đẩy các hộ chính sách, khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội địa phương.
Trần Tú Anh – Đài TT-TH Buôn Đôn
- Người Tổ trưởng tận tâm với công tác tín dụng chính sách xã hội (18/10/2024, 15:07)
- Ấm áp những bữa cơm nghĩa tình tại Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn (14/12/2022, 14:31)
- Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của hội viên cựu chiến binh ở huyện Buôn Đôn (02/09/2022, 09:40)
- Thu nhập cao từ trồng dâu nuôi tằm (26/05/2022, 16:03)
- CLB Khởi nghiệp sáng tạo: Nơi truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên (22/03/2022, 09:15)
- Trồng ớt áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho hiệu quả kinh tế cao (09/03/2022, 15:46)
- Điểm sáng trong công tác kết nghĩa với buôn đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Buôn Đôn (01/03/2022, 20:06)
- Hiệu quả từ chương trình “Sóng và máy tính cho em” tại huyện Buôn Đôn (22/02/2022, 10:28)
- Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ốc nhồi (21/10/2021, 10:48)
- Tham gia các hoạt động tình nguyện là niềm vui và niềm hạnh phúc của tình nguyện viên Nguyễn Thị Yên Lâm (30/09/2021, 09:09)
- Những “chiến sĩ thầm lặng” trong khu cách ly (24/09/2021, 10:00)